Bạn có bao giờ tự hỏi: Công cụ nào đứng sau những đội ngũ hùng mạnh trong ngành Vũ trụ (SpaceX, NASA v.v.)?
Phần mềm cộng tác nào biến những ý tưởng “điên rồ” của các công ty khổng lồ như NASA trở thành “những thời khắc ghi tên vào lịch sử”?
→ Để thực hiện được những chuyến du hành vào không gian vang danh thế giới, các nhóm làm việc của SpaceX, NASA đều có sự hỗ trợ đắc lực từ các phần mềm quản lý công việc, phần mềm làm việc nhóm, bộ phần mềm làm việc từ xa có tiếng vang lớn từ Atlassian như Confluence, Jira Software, Jira Service Management, BamBoo, v.v.
Ở bài viết trước, Global Link Asia Digital đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách các phần mềm làm việc nhóm từ xa của Atlassian đã giúp Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (“NASA”) hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình. Cụ thể là nhiệm vụ của Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực JPL trong việc phát triển phần mềm giúp trụ sở trên Trái đất điều khiển các tàu vũ trụ không người lái một cách hiệu quả – chính xác – dù đội ngũ phải làm việc từ xa.
Xem bài viết tại đây: Phần mềm làm việc nhóm từ xa Atlassian – bệ phóng cho tàu vũ trụ robot của NASA
Ở bài viết này, Global Link Asia Digital sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu thêm về câu chuyện NASA hạ cánh lên sao Hỏa với sự hỗ trợ đắc lực của các phần mềm quản lý công việc theo quy trình tự động, chính xác, thời gian thực.
1. NASA sử dụng phần mềm làm việc từ xa Atlassian để làm gì? – máy thám thính Curiosity
Nhiệm vụ mới nhất của dự án Ensemble đã thu hút sự quan tâm của hàng triệu công dân toàn cầu – máy thám thính sao Hỏa. Máy thám thính sao Hỏa không người lái với tên gọi là Curiosity đã hạ cánh lên Hành tinh Đỏ vào tháng 8 năm 2012.
Nhiệm vụ của máy thám thính Curiosity khi ở trên sao Hỏa bao gồm:
- sử dụng tia laser làm bay hơi đá, dùng máy ảnh/ máy quang phổ kế và máy ảnh âm thanh nổi độ nét cao để điều tra xem bề mặt sao Hỏa có thể hỗ trợ sự sống của vi sinh vật hay không.
- giúp các nhà khoa học hiểu được môi trường bức xạ trên sao Hỏa để chuẩn bị cho các cuộc viễn trinh của con người với mục tiêu sẽ đạt được trong vòng 10 đến 15 năm tới.
- gửi dữ liệu trở lại Trái đất mỗi ngày một lần bằng việc sử dụng hệ thống điện toán đám mây.
2. Khó khăn gặp phải và giải pháp nào của Atlassian tăng cường hiệu suất của các máy thám thính Curiosity?
Việc khó khăn ở đây là người điều khiển Curiosity từ xa cần xử lý dữ liệu chỉ trong vài giờ ngay trong ngày để kịp thời đưa ra danh sách các công việc máy thám thính cần thực hiện cho ngày hôm sau. Vậy làm thế nào để người điều khiển lập kế hoạch nhanh chóng?
- Bamboo: giúp tăng tốc các quy trình quản lý công việc để liên tục và nhanh chóng cải tiến phần mềm điện toán đám mây của nội bộ JPL. Và đó là cách các kỹ sư của Ensemble viết các đoạn mã code vào hôm nay và điều khiển những người đi trên sao Hỏa vào ngay ngày hôm sau.
- Jira Software: giúp tạo ra quy trình tự động để hoàn thành các bước trong nhiệm vụ đưa máy thám thính lên Sao Hỏa. Quy trình bao gồm: lên kế hoạch, theo dõi tiến trình của máy thám thính và báo cáo các dữ liệu
Kết luận
Không chỉ là phần mềm cộng tác trực tuyến đi đầu trong lĩnh vực Không gian vũ trụ, bộ phần mềm làm việc từ xa của Atlassian có đầy đủ những công cụ tối ưu cho hầu hết các lĩnh vực từ:
- Confluence – không gian trực tuyến để quản lý thông tin và quản trị dự án cho mọi lĩnh vực để tối ưu cách cộng tác trực tuyến, chia sẻ cởi mở giữa các phòng ban,
- Jira Work Management – tự động hóa quy trình làm việc (giao, theo dõi tiến độ và đánh giả hiệu suất các nhiệm vụ) tùy chỉnh theo bất kỳ phòng ban, lĩnh vực nào,
- Jira Service Management – một phần mềm HelpDesk giúp số hóa quy trình hỗ trợ khách hàng, hỗ trợ giải quyết mọi vấn đề giữa các phòng ban,
- Và rất nhiều phần mềm khác – khám phá ngay bằng cách liên hệ trực tiếp với Atlassian để nhận được thông tin cập nhật mới nhất của các phần mềm.